Có một sự thật là khi bạn thi đại học thì tỉ lệ chọi là 1 chọi 5 nhưng khi học xong đại học thì tỉ lệ chọi khi xin việc là 1 chọi 10. Để được nhận vào một công ty có danh tiếng không phải là việc đơn giản. Vì vậy, hãy dành thời gian tham khảo các mẫu CV xin việc và đầu tư cho lần đầu tiên viết CV xin việc của mình.
Chú trọng phần mở đầu của CV xin việc
Thường thì trong phần giới thiệu bản thân trong phần mở đầu mỗi bản CV xin việc của sinh viên đều có mô típ chung là giới thiệu là một người đào tạo với kĩ năng tốt, nhiệt tình trong công việc, ham học hỏi … Dễ thấy là nó tạo sự nhàm chán. Bạn nghĩ ai sẽ có đủ kiên nhẫn để đọc hàng trăm lần những dòng tương tự như thế.
Chính vì thế hãy tạo sự khác biệt ngay trong phần mở đầu bản CV xin việc của sinh viên mới ra trường. Dĩ nhiên nhờ những mẹo viết CV đó mà bạn cho nhà tuyển dụng thấy những điểm chính mà bản thân muốn làm. Điểm này cũng là điểm mà cách nhà tuyển dụng quan tâm vì có rất nhiều hồ sơ ứng tuyển mà thí sinh không biết phải là gì.
Vậy tại sao bạn không tự viết một vài dòng giới thiệu trong CV xin việc dành cho sinh viên mới ra trường như là:
Mục tiêu công việc: Tôi muốn tập trung phát triển thành công kỹ năng bán hàng và marketing tại công ty quý vị. Tôi chủ trương tìm kiếm và phát hiện những kinh nghiệm làm việc trong một môi trường mà tôi biết rằng đầy thách thức và áp lực công việc cao với nhịp độ nhanh chóng và dựa trên thành quả công việc thu được. Tôi có khả năng thiết lập quan hệ nhanh chóng, kiên trì và khao khát thành công trong công việc.
Như vậy nhà tuyển dụng nào không thấy được mặt tốt của bạn. Tuy nhiên đừng có nên phóng đại mọi việc quá cao vì họ sẽ ngĩ bạn đang quá mơ mộng mà người mơ mộng thì chỉ có thể ngồi làm thơ chứ sao có thể làm việc được.
Tạo lý do nhà tuyển dụng muốn gặp bạn
Có một sai lầm lớn với nhiều sinh viên mới ra trường khi đi xin việc là quá chú trọng tới bản thân mà không quan tâm tới suy ngĩ tâm trạng của nhà tuyển dụng. Bạn cứ thử suy ngĩ trong một đống hàng trăm hồ sơ xin việc chỉ chọn ra vài hồ sơ nên học chỉ có cách đọc lướt qua và tìm điểm nổi bật mà những CV xinh việc sinh viên mới ra trường khác không có. Vì thế hãy tạo sự khác biệt và cho họ thấy lý do chính đáng để họ ngĩ rằng bạn xứng đáng để họ gặp mặt. Hãy cân nhắc thật kỹ khi đưa vài lý do rõ ràng để nhà tuyển dụng muốn gặp bạn cũng giống như giới thiệu sản phẩm hay quảng cáo thì bao giờ họ nêu điểm khác biệt đặc sắc trong sản phẩm ở vị trí dễ quan sát nhất. Nhờ đó mà bạn gom nhặt thêm chút cơ hội thành công khi đi xin việc.
Vì thế ngoài kiến thức chuyên môn bạn cũng nên thu gom thêm kinh nghiệm từ hoạt động, sinh hoạt ngoại khóa để có kĩ năng cần thiết. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy khả năng hoàn thành công việc của bạn, sức sáng tạo và lãnh đạo tiềm ẩn, kỹ năng giao tiếp và thực hiện công việc một cách hiệu quả và trôi chảy của bản thân với mọi người.
Chú trọng tới giá trị hơn vị trí công việc
Sự thật nữa về những sai lầm khi viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường là bạn quá chú trọng bạn đã làm được những gì hơn là giá trị những thứ bạn mạng lại cho người ta. Cho nên khiviết CV xin việc bạn nhớ rằng nhà tuyển dụng bỏ tiền ra thuê bạn để bạn làm việc và tạo lợi nhuận cho họ chứ không phải họ bỏ tiền ra để bạn về không biết làm gì và phải đào tạo lại. Và bạn nhớ rằng nhà tuyển dụng sẽ quan tâm tới bạn sẽ làm gì cho họ khi họ nhận bạn hơn là vị trí bạn trong công ty.
Bởi vậy hãy cho họ thấy điều mà bạn sẽ làm nếu khi bạn đượ chấp nhận vào công ty. Qua đó khi viết CV xin việc của sinh viên mới ra trường bạn phải chứng mình rằng bằng sự năng động sáng tạo sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho công ty. Điều quan trọng nữa là bạn nên chú trọng vào giá trị mà bạn tạo ra cho công ty hơn là vị trí bạn có trong công ty vì khi bạn tạo được giá trị nhất định thì vị trí sẽ không quá khó để đạt được.
Đầu tư thời gian vào CV xin việc
Điều cần lưu ý nữa là bạn nên giành nhiều thời gian vào CV xin việc tuy là của một sinh viên mới ra trường. Những CV xin việc viết vội vã với những câu trả lời ngắn gọn thường bị loại bỏ ngay lập tức. Cho nên bạn nên phát triển câu trả lời thật logic và thống nhất liên kết chặt chẽ với nhau.
Viết CV xin việc phải hợp lý
Dĩ nhiên khi viết CV xin việc của sinh viên mới ra trường thì bạn sẽ phải quan tâm tới vị trí nhận vào làm và đừng quá mơ mộng vào các vị trí không tưởng mà hãy tiến từ thấp đến cao.
Và bạn không nên đưa nội dung không cần thiết vào CV xin việc đó mà hãy khéo léo trình bày kinh nghiệm bản thân. Nên nêu kinh nghiệm liên quan nhất tới công việc mà bạn ứng tuyển vào. Tiếp theo là chia phần kinh nghiệm ra thành 2 mục là công việc liên quan và kinh nghiệm bổ sung. Qua đó ta sẽ có một bản CV xin việc hiệu quả với nhà tuyển dụng.
CV xin việc nêu rõ vị trí bạn ứng cử
Bạn nên nhớ rằng nhà tuyển dụng mong muốn bạn ứng cứ vào đúng vị trí họ đăng tuyển chứ không phải bất cứ vị trí nào. Trước khi gửi CV xin việc bạn cần nêu rõ tên người nhận, tìm kiếmvị trí ứng cử và công ty bạn đăng ký dự tuyển. Bạn có kinh nghiệm gì trực tiếp liên quan những kỹ năng và kinh nghiệm mà vị trí đặc biệt yêu cầu. Nó sẽ rất quan trọng và tạo bạn một lợi thế không hề nhỏ khi đi xin viêc.
Lưu ý tới trình độ học vấn chứng chỉ liên quan. Bạn không nên đơn thuần liệt kê ra hàng loạt tấm bằng, khóa học, chứng chỉ mà bạn có được vào trong CV xin việc của sinh viên mới ra trường. Mà bạn nên đi sau và khai thác chi tiết hơn như dự án khi làm nhóm hay công trình nghiêm cứu chuyên sâu. Điều này không chỉ chứng tỏ học vấn của bạn phù hợp với công việc mà bạn cũng đã thành công khi chuyển tải những kỹ năng quan trọng tới nhà tuyển dụng.
Nêu ra trách nhiệm thành tựu trong CV xin việc
Bạn nên sử dụng những cụm từ như “ Tôi có trách nhiệm trong…” và “ Những kết quả tôi đạt được..”. Dù bạn không dùng chính xác những từ nêu trên, nó cũng sẽ giúp bạn tránh những lời miêu tả như “ Tôi đã tham gia rất nhiều cuộc họp bàn kế hoạch tổ chức dạ hội sinh viên”. Thay vào đó, dù ít hay nhiều, bạn hãy miêu tả công việc cụ thể mà bạn phụ trách là gì và bạn thu được kết quả gì.
Những điểm bạn nêu ra sẽ tạo thêm lợi thế và cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có trách nhiệm cao trong công việc và có phẩm chất tốt mà nhà tuyển dụng cần ở một ứng cử viên.
Tóm lại
Là một sinh viên mới ra trường kĩ năng còn rất hạn chế nhưng bạn hãy biết phát huy điểm mạnh của mình và đặt nó vào vị trí phù hợp thì cơ hội có được việc làm khi mới ra trường là không hề nhỏ. Điều nữa là bạn nên chú tâm tới những điểm mà mình nêu ra ở trên vì những điểm đó thường là những lỗi hay gặp với CV xin việc của sinh viênkhi ứng cử vào công ty.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét